CAGR là gì? Cách tính chỉ số CAGR dễ hiểu nhất cho người mới

0 comment 34 views

CAGR là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính và đầu tư Forex. Đây là một chỉ số quan trọng được dùng để đánh giá hiệu suất tài chính trong một khoảng thời gian cụ thể. Vậy CAGR là gì? Tại sao chỉ số này lại quan trọng đối với các trader tài chính? Hãy cùng TraderSkill tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

CAGR là gì?

Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm, hay CAGR (Compound Annual Growth Rate), là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực tài chính, được dùng để đo lường tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của một khoản đầu tư. Công cụ này giúp phản ánh ảnh hưởng của lãi kép đến khoản đầu tư và được biểu diễn dưới dạng phần trăm (%).

cagr là gì

CAGR không chỉ là một công cụ giúp phản ánh về hiệu suất lịch sử, mà còn là một chỉ số dự báo về tiềm năng lợi nhuận trong tương lai. Qua việc so sánh CAGR, nhà đầu tư có thể đánh giá và đối chiếu hiệu suất giữa các loại đầu tư như quỹ ETF, quỹ tương hỗ, cổ phiếu, hay dự án,..

Nếu mức CAGR càng cao, điều này có nghĩa là tiềm năng lợi nhuận của nó trong tương lai cũng cao hơn. Như vậy, đây là một trong những chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định chính xác hơn.

Ý nghĩa của CAGR là gì?

Sau khi tìm hiểu CAGR là gì, điều mà các nhà đầu tư quan tâm đó là: tại sao chỉ số này lại rất quan trọng khi đầu tư tài chính?

Tỷ lệ tăng trưởng kép không chỉ là một công cụ đơn thuần để đo lường hiệu suất tài chính, nó còn là một tiêu chí quan trọng giúp nhà đầu tư xác định tiềm năng đầu tư dài hạn. CAGR càng cao, chứng tỏ rằng khoản đầu tư đó càng tốt, có mức độ tăng trưởng ổn định, mang lại giá trị lợi nhuận lớn và nâng cao khả năng cao.

Một doanh nghiệp có CAGR hàng năm, doanh thu và lợi nhuận cao thường sẽ lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư. Đó là bởi công ty có hoạt động hiệu quả, tạo ra niềm tin vững chắc và tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư.

ý nghĩa của cagr là gì

Chỉ số CAGR còn là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư tìm kiếm những khoản đầu tư tiềm năng. Bằng cách đánh giá tỷ lệ CAGR, các nhà đầu tư có thể hiểu rõ sự phát triển của dự án và điều chỉnh chiến lược đầu tư phù hợp.

Nếu CAGR thấp, việc tính toán và điều chỉnh chiến lược là điều cần thiết. Ngược lại, nếu CAGR cao, đó có thể là một cơ hội đầu tư tiềm năng.

Tuy nhiên, có một điều bạn cần lưu ý rằng: CAGR chỉ được đánh giá nếu bạn tái đầu tư tiền lãi mỗi năm mà không rút ra. Trên thực tế, sẽ có những biến động nhất định do việc rút tiền, nạp tiền và các chi phí khác như thuế, phí giao dịch,.. Tất cả điều này cần được xem xét một cách tổng quan để đảm bảo tính chính xác trong quá trình đánh giá lợi nhuận.

Công thức tính CAGR là gì?

Thông thường, cách tính CAGR như sau:

CAGR = [(Số dư cuối kỳ/ Số dư đầu kỳ) ^1/n] – 1

Trong đó:

  • Số dư cuối kỳ (Ending Value – EV): Giá trị khoản đầu tư tại thời điểm cuối kỳ đầu tư
  • Số dư đầu kỳ (Beginning Value – BV): Giá trị khoản đầu tư ban đầu
  • n: Số năm đã đầu tư

công thức tính cagr là gì

Ví dụ:

Giả sử bạn đầu tư vào một quỹ đầu tư năm 2020 với số tiền ban đầu là 800 triệu VNĐ, và đến năm 2023 giá trị đầu tư của bạn đã tăng lên 1.200 triệu VNĐ.

Khi đó:

  • Số dư cuối kỳ là 1.200 triệu VNĐ
  • Số dư đầu kỳ là 800 triệu VNĐ
  • Số năm đầu tư n: 3 năm

Áp dụng công thức CAGR:

CAGR = [(1.200.000.000 : 800.000.000) ^1/3] – 1 = 25%

Do đó, trong trường hợp này, tỷ suất tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) từ năm 2020 đến năm 2023 là 25%.

Ưu điểm và nhược điểm của CAGR

Nhà đầu tư cần biết về những ưu, nhược điểm chi tiết của chỉ số này:

1. Ưu điểm

Ưu điểm chính của CAGR là sự đơn giản và tính toán dễ dàng. Bạn chỉ cần biết giá trị ban đầu, giá trị cuối kỳ, và thời gian đầu tư để đánh giá được tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của khoản đầu tư đó. Sự thuận tiện này khiến CAGR trở thành một công cụ hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả của dự án kinh doanh hay tìm kiếm các cơ hội đầu tư tiềm năng.

ưu điểm và nhược điểm của cagr

Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể sử dụng CAGR để đánh giá và so sánh hiệu suất của các dự án kinh doanh khác trong quá khứ, từ đó đưa ra quyết định hợp lý cho các chiến lược kế hoạch hiện tại. Đồng thời, các nhà đầu tư có thể sử dụng CAGR để đánh giá và so sánh hiệu suất của các cơ hội đầu tư khác nhau, giúp họ đưa ra quyết định đầu tư thông minh dựa trên tiềm năng tăng trưởng.

2. Nhược điểm

Mặc dù CAGR là một công cụ hữu ích để đo lường tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của một khoản đầu tư, nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định. Một trong những điểm yếu của CAGR chính là việc bỏ qua những biến động trong khoảng thời gian đầu tư, vì chỉ số này chỉ tính toán dựa trên giá trị đầu và cuối kỳ.

Do đó, để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về hiệu suất của một khoản đầu tư hay doanh nghiệp, các bạn cần kết hợp CAGR với các chỉ số khác như Return on Assets (ROA), Return on Equity (ROE), dòng tiền, khả năng thanh toán để đánh giá đầy đủ về hiệu suất, tiềm năng và lợi nhuận.

nhược điểm

Ngoài ra, trong quá trình đầu tư, việc ứng phó với các yếu tố biến động là quan trọng. CAGR nên được sử dụng như một tiêu chí đánh giá tương đối giữa các kênh đầu tư. Tuy nhiên, để đưa ra các quyết định đầu tư chiến lược, nhà đầu tư cần kết hợp CAGR với các chỉ số tài chính khác nhau.

MDD là gì?

mdd là gì

Mức rút vốn tối đa (MDD) là chỉ số đo lường mức giảm tối đa trong giá trị đầu tư, được xác định bằng sự chênh lệch giữa giá trị thấp nhất (đáy) và giá trị cao nhất (đỉnh) trước khi đạt được đáy. MDD thường được tính toán trong một khoảng thời gian cụ thể khi giá trị của một tài sản hoặc khoản đầu tư đã trải qua nhiều chu kỳ tăng – giảm khác nhau. MDD càng cao, nghĩa là rủi ro của khoản đầu tư đó cũng càng cao.

Công thức tính MDD là gì?

Cách tính MDD như sau:

MDD = (M – N)/M * 100%

Trong đó:

  • là giá trị tài sản ròng cao nhất trong khoảng thời gian đánh giá.
  • là giá trị tài sản ròng đáy, xuất hiện sau giá trị đỉnh trong khoảng thời gian đó.

công thức tính mdd là gì

Ví dụ: 

Giả sử bạn đầu tư vào một quỹ đầu tư và theo dõi giá trị tài sản ròng của quỹ trong một khoảng thời gian. Trong đó:

  • Trong một khoảng thời gian xác định, giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư đạt mức cao nhất là $10,000 (M)
  • Sau đó, giá trị tài sản ròng giảm và đạt đến mức thấp nhất là $7,000 ()

Áp dụng công thức về MDD, ta có:

MDD = [(10,000 – 7,000)/10,000] * 100% = 30%

Do đó, MDD trong trường hợp này là 30%. Điều này có nghĩa là trong quá trình đầu tư, giá trị tài sản ròng giảm xuống mức thấp nhất là 70% so với mức cao nhất đã đạt được.

Ý nghĩa của MDD

MDD thường được sử dụng để đánh giá rủi ro liên quan đến một tài sản cụ thể hoặc một danh mục đầu tư được tạo ra từ nhiều loại tài sản khác nhau.

Bằng cách đo lường sự chênh lệch giữa giá trị đỉnh cao nhất và giá trị đáy thấp nhất của một khoản đầu tư, MDD thể hiện các biến động về giá trong lịch sử và đưa một dự báo tương đối chính xác về biến động trong tương lai.

Khi MDD giảm, nó cho thấy mức biến động nhẹ trong giá trị đầu tư, đồng nghĩa với mức độ rủi ro thấp hơn. Ngược lại, nếu MDD tăng, mức độ rủi ro sẽ lớn hơn. Trong quá trình so sánh giữa hai lựa chọn đầu tư, nhà đầu tư cần quan tâm đến việc giảm rủi ro hay chấp nhận mức độ rủi ro để đạt được lợi nhuận cao hơn.

ý nghĩa của mdd

Ngoài rủi ro, MDD cũng đóng vai trò như một chỉ báo về hiệu suất thị trường. Việc so sánh MDD của một tài sản với chỉ số thị trường như chỉ số Dow Jones có thể giúp nhà đầu tư đánh giá xem tài sản đó thể hiện hiệu suất tốt hơn hay kém hơn so với thị trường chung. Như vây, MDD của một tài sản có thể được so sánh với chỉ số chung của thị trường để đưa ra nhận định về hiệu suất tương đối của nó.

Ví dụ: Giả sử bạn theo dõi hai cổ phiếu, A và B trong một khoảng thời gian nhất định. MDD của cổ phiếu A là -15%, trong khi MDD của cổ phiếu B là -25%. Trong cùng khoảng thời gian, chỉ số thị trường S&P 500 có MDD là -20%. Như vậy, dù giảm giá nhưng cổ phiếu A vẫn hoạt động tốt hơn so với thị trường chung.

Chỉ số CAGR/MDD là gì?

Dựa trên 2 chỉ số là CAGR và MDD, một chỉ số mới đã ra đời – đó là CAGR/MDD.

CAGR/MDD, hay tỷ lệ giữa tỷ suất tăng trưởng kép (CAGR) và mức rút vốn tối đa (MDD), là một thước đo quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và rủi ro của một tài khoản giao dịch hoặc danh mục đầu tư. Ý nghĩa của chỉ số này bao gồm:

chỉ số cagr mdd là gì

  • Tăng trưởng điều chỉnh theo rủi ro: CAGR/MDD cung cấp một cái nhìn toàn diện về khả năng tăng trưởng của danh mục đầu tư trong bối cảnh xảy ra mức giảm giá tối đa mà nó có thể phải đối mặt. Đây là một chỉ số hàng đầu để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro của khoản đầu tư đó.
  • Phân tích rủi ro tối đa: Tỉ lệ CAGR/MDD càng cao, cho thấy mức lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro càng tích cực. Điều này giúp nhà đầu tư và nhà giao dịch hiểu rõ hơn về mức độ an toàn của lợi nhuận mà họ có thể kỳ vọng từ chiến lược đầu tư.
  • So sánh hiệu suất: So sánh CAGR/MDD giữa các danh mục đầu tư khác nhau giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh về việc chọn lựa giữa tăng trưởng lợi nhuận và rủi ro.
  • Điều chỉnh chiến lược: Dựa trên kết quả CAGR/MDD, nhà giao dịch có thể điều chỉnh chiến lược và phương pháp giao dịch của mình để tối ưu hóa cả hiệu suất và rủi ro.
  • Tạo danh mục đầu tư: Nhà đầu tư có thể sử dụng CAGR/MDD để so sánh và xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với mức độ rủi ro mà họ mong muốn.

Kết luận

Như vậy, cả 2 chỉ số CAGR và MDD đều là những công cụ quan trọng trong việc đánh giá và hiểu rõ hiệu suất – rủi ro của một danh mục đầu tư. CAGR cung cấp cái nhìn toàn diện về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận theo thời gian, trong khi đó, MDD đo lường mức biến động và rủi ro tối đa mà một khoản đầu tư có thể phải đối mặt. Với sự kết hợp của 2 chỉ số trên, nhà đầu tư sẽ có thêm các công cụ phù hợp để đưa ra quyết định đúng đắn.

Các bạn đã hiểu CAGR là gì chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Trader Skill là trang web cung cấp thông tin về tài chính bằng tiếng Việt, nhanh chóng và chính xác nhất. Chúng tôi cung cấp cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tài chính trên toàn thế giới, giúp độc giả hiểu rõ hơn về thị trường này.